Điểm mới của 04 Luật về hình sự có hiệu lực từ 01/7/2016

Kể từ ngày 01/07/2016, một số điểm mới nổi bật của 04 Luật về hình sự bắt đầu có hiệu lực như sau:

1. Trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm được quy định tại Điều 76 Bộ Luật hình sự 2015 như: tội trốn thuế, tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động …

Các hình phạt đối với thương nhân khi vi phạm pháp luật hình sự bao gồm:

– Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung với mức phạt thấp nhất là 50.000.000 đồng.

– Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 03 năm hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội.

– Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.

– Cấm huy động vốn từ 01 đến 03 năm.

– Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội được quy định tại Điều 82 Bộ Luật hình sự 2015

Xem chi tiết các quy định về pháp nhân thương mại phạm tội tại Chương XI Bộ Luật hình sự 2015.

2. Truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân

Thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân được quy định tại Chương XXIX Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Theo đó, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế sau đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử:

– Kê biên tài sản;

– Phong tỏa tài khoản;

– Tạm đình chỉ hoạt động có thời hạn;

– Buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án.

Xem chi tiết về trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

3. Nghiêm cấm cản trở người bào chữa trong điều tra hình sự

Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định nhiều hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt đồng điều tra hình sự, như là:

– Cản trở người bào chữa, người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện việc bào chữa, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

– Cản trở người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa, trợ giúp pháp lý.

– Bức cung, dùng nhục hình và các hình thức tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hay bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân…

Xem chi tiết tại Điều 14 của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015.

4. Nghiêm cấm cản trở quyền bào chữa của người bị tạm giam, tạm giữ

Theo Luật thi hành tạm giam, tạm giữ 2015, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tạm giam, tạm giữ bao gồm:

– Tra tấn, truy bức, dùng nhục hình; các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người đối với người bị tạm giam, tạm giữ.

– Cản trở người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền thăm gặp thân nhân, quyền bào chữa, được trợ giúp pháp lý, tiếp xúc lãnh sự, khiếu nại, tố cáo, quyền con người.

– Giam giữ người trái pháp luật; trả tự do trái pháp luật người bị tạm giữ, người bị tạm giam; vi phạm quy định trong quản lý, canh gác, áp giải người bị tạm giữ, người bị tạm giam…

Xem chi tiết các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 8 Luật thi hành tạm giam, tạm giữ 2015.

 

Tải văn bản pháp luật tại đây:

BoLuatHinhSu2015

Bộ luật tố tụng hình sự_101_2015_QH13_296884

Luật thi hành tạm giữ tạm giam_94_2015_QH13_298373

Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự_99_2015_QH13_298378

 

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH HỮU NGHỊ

Số 38 Kim Mã Thượng, Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Điện thoại yêu cầu dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp, gọi: 0945 865 586

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:  luatsuhuunghi@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.

.

Sản Phẩm Liên Quan