10.1. Xóa án tích (Điều 69) “1.Người bị kết án được xóa án tích theo quy định các điều từ Điều 70 đến Điều 73 của Bộ luật này. Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.” Một quy định rất mới của điều luật này được quy định tại khoản 2 của điều luật, đó là: “2.Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích” Quy định này cũng có nghĩa là người bị kết án trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 69 BLHS năm 2015 không thuộc trường hợp tái phạm, cũng không thuộc trường hợp được coi là dấu hiệu định tội của một số tội phạm có quy định về các trường hợp đã bị xử phạt hành chính, đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 10.2. Đương nhiên được xóa án tích (Điều 70) Đây là một điều luật được sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới, cụ thể như sau: Một là: Sửa về kỹ thuật lập pháp. Điều luật được thiết kế thành 04 khoản để đảm bảo quy định cụ thể, rõ ràng hơn về chế định này. Khoản 1 quy định trên tinh thần của khoản 2 Điều 64 BLHS năm 1999 “Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án. Không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXII của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách của án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Hai là: Các thời hạn để được coi là đương nhiên xóa án tích đã được rút ngắn lại đối với các trường hợp bị phạt tù đến 05 năm, trên 05 năm đến 15 năm và trên 15, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án. (Điều 64 BLHS năm 1999 không quy định đương nhiên xóa án tích đối với trường hợp tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án) Ba là: Khoản 2 của điều luật này quy định: “Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này, thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.” Bốn là: Khoản 4 của điều luật quy định: “4. Cơ quan quản lý dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu, thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này”. Theo quy định mới này, thì Tòa án sẽ không còn trách nhiệm phải cấp giấy chứng nhận xóa án tích cho người đương nhiên được xóa án tích nữa mà trách nhiệm này thuộc về cơ quan hành pháp. 10.3. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án (Điều 71) Về cơ bản, chế định xóa án tích theo quyết định của Tòa án được kế thừa quy định của Điều 65 BLHS năm 1999, nhưng có một số sửa đổi, bổ sung như sau: Một là: Sửa vể kỹ thuật luật pháp (tương tự như Điều 70 đương nhiên được xóa án tích) Hai là: giảm thời hạn được đề nghị Tòa án ra quyết định xóa án tích đối với trường hợp bị phạt tù trên 05 năm đến 15 năm và trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án. Ba là: Khoản 2 của điều luật này bổ sung là quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại điểm a khoản này, thì thời hạn được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.” 10.4. Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt (Điều luật 72) Về cơ bản, tinh thần của Điều 66 BLHS năm 1999 vẫn được kế thừa trong quy định của điều luật này, chỉ có một vài sửa đổi có tính chất kỹ thuật và rõ ràng hơn. Cụ thể là : – Sửa từ “nơi người đó thường trú” thành “nơi người đó cư trú” – Quy định rõ hơn về một “một phần ba thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này” 10.5. Cách tính thời hạn để xóa án tích (Điều 73) “1. Thời hạn để xóa án tích quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Bộ luật này căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên.
Chú ý: hầu hết các quy định về xóa án tích đều thay cụm từ “phạm tội mới” bằng cụm từ “thực hiện hành vi phạm tội mới”, riêng khoản 2 Điều 73 sử dụng cụm từ thực hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật vì đây là trường hợp tính lại thời hạn để xóa án tích.
Quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân đã được đặt ra từ nhiều năm trước đây nhưng cho đến nay mới chính thức được quy định trong BLHS năm 2015. Khoản 2 Điều 2 của BLHS quy định “chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. 11.1. Áp dụng quy định của Bộ luật hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội (Điều 74) “Pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này”. Như vậy, khi xử lý trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội, ngoài việc áp dụng các quy định của Chương này, còn phải áp dụng các quy định tại Phần chung của BLHS nếu không trái với quy định của Chương này. 11.2. Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại (Điều 75) “1. Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây :
Khi truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân cần lưu ý phải chứng minh được đủ 04 điều kiện phạm tội nêu trên, nếu thiếu hoặc không chứng minh được một trong các điều kiện đó thì pháp nhân thương mại không phạm tội. 11.3. Phạm vi trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại (Điều 76) Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm quy định cụ thể tại điều này (29 tội) 11.4. Phạt tiền (Điều 77) “1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
11.5. Đình chỉ hoạt động có thời hạn (Điều 78) “1. Đình chỉ hoạt động có thời hạn là tạm dừng hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường hoặc an ninh, trật tự, an toàn xã hội và hậu quả gây ra có khả năng khăc phục trên thực tế.
Chú ý: Khi áp dụng hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn, cần chú ý là chỉ áp dụng với lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại theo quy định của Điều luật và có khả năng thực tế khắc phục hậu quả đó. Các lĩnh vực khác nếu không phạm tội thì không được áp dụng có nghĩa là không phải đình chỉ có thời hạn mọi hoạt động của pháp nhân thương mại đó. Mặt khác, khi áp dụng hình phạt này cũng cần lưu ý đến người lao động trong các doanh nghiệp, nếu đình chỉ hoạt động mà thời gian quá dài so với khả năng khắc phục hậu quả của pháp nhân thương mại, thì sẽ gây thêm thiệt hại cho pháp nhân thương mại và người gánh chịu hậu quả chính là người lao động. 11.6. Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn “1. Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn một, một số lĩnh vực hoặc toàn bộ hoạt động của pháp nhân thương mại phạm tội là hình phạt nghiêm khắc nhất đối với pháp nhân thương mại. Hình phạt này cũng được ví như là “ tử hình” pháp nhân thương mại phạm tội và cần thiết được áp dụng nếu như sự tồn tại của pháp nhân thương mại đó đe dọa đến các lĩnh vực xã hội quan trọng phải bảo vệ. Ví dụ nột doanh nghiệp được thành lập chỉ để mua bán hóa đơn hoặc chỉ để sản xuất hàng giả (thuốc chữa bệnh giả, phân bón giả v..v..) thì không thể để doanh nghiệp đó tiếp tục hoạt động được. 11.7. Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định (Điều 80) “1. Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất dịnh được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án tiếp tục kinh doanh hoặc hoạt động trong lĩnh vực đó, thì có thể gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc cho xã hội.
3.Thời hạn cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.” 11.8 . Cấm huy động vốn (Điều 81) “1. Cấm huy động vốn được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án huy động vốn thì có nguy cơ tiếp tục phạm tội.
11.9. Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội (Điều 82) Pháp nhân thương mại có thể bị Tòa án quyết định áp dụng các biện pháp tư pháp sau đây: – Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm (Điều 47); – Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi (Điều 48); – Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại gây ra; – Buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra, tùy vào từng trường hợp phạm tội cụ thể, pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị Tòa án quyết định buộc phải thực hiện một hoặc một số các biện pháp quy định tại khoản 3 của Điều luật này. 11.10. Căn cứ quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội (Điều 83) “Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại và các tình tiết giảm nhẹ và các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại.” Căn cứ quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội cũng tương tự như căn cứ quyết định hình phạt đối với cá nhân phạm tội. Tuy nhiên, Tòa án phải cân nhắc đối với việc chấp hành pháp luật của pháp nhân tức là cân nhắc về “nhân thân” của pháp nhân thương mại đó. 11.11. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại (Điều 84). Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội được quy định tại khoản 1 Điều này, bao gồm:
Khoản 2 và khoản 3 của Điều luật này quy định như quy định đối với cá nhân phạm tội, đó là Tòa án có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ và các tình tiết giảm nhẹ đã là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ khi quyết định hình phạt. 11.12. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại ( Điều 85). Chỉ những tình tiết quy định tại khoản 1 Điều này mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội. Các tình tiết đó là:
Các tình tiết đã được quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng khi quyết định hình phạt. Chú ý: Các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự nêu trên là những quy định dành riêng cho pháp nhân thương mại phạm tội. Có một số tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng giống với tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng áp dụng đối với cá nhân người phạm tội, nhưng khi áp dụng để quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại, thì phải áp dụng đúng điểm, khoản quy định tại Điều 84 và 85 BLHS. 11.13. Quyết định hình phạt trong trường hợp pháp nhân thương mại phạm nhiều tội (Điều 86). “Khi xét xử cùng 01 lần pháp nhân thương mại phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây :
– Sở dĩ điểm b khoản 1 Điều này quy định không tổng hợp hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn vì nếu tổng hợp thành hình phạt chung thì sẽ không đúng, gây thiệt hại thêm cho pháp nhân thương mại. Ví dụ : Lĩnh vực A bị Tòa án đình chỉ 02 năm, lĩnh vực B bị Tòa án đình chỉ 02 năm. Nếu tổng hợp hình phạt thành hình phạt chung cho cả hai lĩnh vực này là 04 năm thì cả hai lĩnh vực A và B đều bị đình chỉ hoạt động 04 năm là không đúng. Mặt khác, thời hạn đình chỉ hoạt động có thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 78 cao nhất cũng chỉ là 03 năm. – Điểm a khoản 2 Điều này quy định “nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với hình phạt đó”. Ví dụ: Một pháp nhân thương mại phạm hai tội, Tòa án quyết định áp dụng hình phạt bổ sung đối với hai tội đó là cấm vay vốn ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc các quỹ đầu tư, mỗi tội đều cấm trong thời hạn là 02 năm. Khi tổng hợp hình phạt bổ sung này, Tòa án không được tổng hợp vượt quá 03 năm vì khoản 4 Điều 81 chỉ quy định thời hạn áp dụng hình phạt bổ sung là từ 01 năm đến 03 năm. 11.14. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án ( Điều 87) “1. Trường hợp pháp nhân thương mại đang chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 86 của Bộ luật này. Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước về đình chỉ hoạt động có thời hạn, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt chung.
Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đối với pháp nhân thương mại phạm tội cũng tương tự như tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đối với cá nhân phạm tội. (Điều 56). 11.15. Miễn hình phạt (Điều 88) “Pháp nhân thương mại phạm tội có thể được miễn hình phạt khi đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra”. 11.16. Xóa án tích (Điều 89) “Pháp nhân thương mại bị kết án đương nhiên được xóa án tích nếu trong thời hạn 02 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà pháp nhân thương mại không thực hiện hành vi phạm tội mới.” Theo quy định tại khoản 2 Điều 69 thì nếu pháp nhân thương mại được miễn hình phạt thì không bị coi là có án tích.
Chương XII “Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội” của BLHS năm 2015 kế thừa một số quy định tại Chương X “Những quy định đối với chưa thành niên phạm tội” của BLHS năm 1999, nhưng có rất nhiều sửa đổi, bổ sung theo hướng giảm tối đa việc xử lý bằng hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Chương XII được thiết kế thành 05 mục với 18 điều luật – Mục 1: Quy định chung về xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, bao gồm 02 điều – Mục 2: Các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự, bao gồm 04 điều – Mục 3: Biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, bao gồm 02 điều – Mục 4: Hình phạt, bao gồm 04 điều – Mục 5: Quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn giảm hình phạt, xóa án tích, bao gồm 06 điều. 12.1. Áp dụng Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội (Điều 90) “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này”. 12.2. Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội (Điều 91). – Tuy có một vài sửa đổi về kỹ thuật lập pháp nhưng tinh thần của khoản 1 Điều 69 BLHS năm 1999 về nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội (nay được thống nhất gọi là người dưới 18 tuổi) vẫn được kế thừa trong khoản 1 Điều 90. Đó là : “1. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.” – Khoản 2 Điều 90 có những sửa đổi lớn về quy định miễn trách nhiệm hình sự. Người dưới 18 tuổi phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả và thuộc một trong các trường hợp sau đây : Một là: Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của BLHS Hai là: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ các tội: Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác; tội hiếp dâm; tội cướp giật tài sản; tội sản xuất trái phép chất ma túy; tội tàng trữ trái phép chất ma túy; tội vận chuyển trái phép chất ma túy; tội mua bán trái phép chất ma túy và tội chiếm đoạt chất ma túy. Ba là: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ các tội; giết người ; cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thuộc trường hợp quy định tại khoản 4, 5 và 6; tội hiếp dâm; tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; tội mua bán người; tội mua mua bán người dưới 16 tuổi; tội cướp tài sản; tội cướp giật tài sản; tội sản xuất trái phép chất ma túy; tội vận chuyển trái phép chất ma túy; tội tàng trữ trái phép chất ma túy; tội mua bán trái phép chất ma túy và tội chiếm đoạt chất ma túy. Bốn là: Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm, nhưng có vai trò không đáng kể trong vụ án. – Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm. – Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Mục 3 Chương này không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa. – Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi. – Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi. – Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. 12.3. Các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự (Mục 2) 12.3.1. Điều kiện áp dụng “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nếu người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý với việc áp dụng một trong các biện pháp này”. Trong quá trình xây dựng điều luật này, cũng có ý kiến cho rằng việc áp dụng các biện pháp này chỉ nên giao cho Tòa án vì đó là vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền con người. Tuy nhiên, nếu không giao thẩm quyền này cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thì việc giải quyết sẽ rất chậm trễ khi mà phải lập hồ sơ và chuyển đến Tòa án như trình tự tố tụng của việc xử lý vụ án hình sự. Vì vậy, điều luật quy định giao cho các cơ quan tiến hành tố tụng đều có thẩm quyền ra quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục là phù hợp. 12.3.2 Khiển trách ( Điều 93) “1. Khiển trách được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong những trường hợp sau đây nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội và hậu quả gây ra đối với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ:
12.3.3. Hòa giải tại cộng đồng “1. Hòa giải tại cộng đồng được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong những trường hợp sau đây:
12.3.4. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn “1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong những trường hợp sau đây:
12.4. Biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng (Mục 3) 12.4.1. Giáo dục tại trường giáo dưỡng (Điều 96) “1. Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ.
12.4.2. Chấm dứt trước thời hạn biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng (Điều 97) “Nếu người được giáo dục tại trường giáo dưỡng đã chấp hành một phần hai thời hạn, có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của trường giáo dưỡng được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục, Tòa án có thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại trường giáo dưỡng”. Chú ý: Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thì Tòa án có thẩm quyển quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng. Như vậy biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng vừa có thể là biện pháp xử lý hành chính, vừa có thể là biện pháp tư pháp trong xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi. 12.5. Hình phạt (Mục 4) 12.5.1. Các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội (Điều 98) Người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm:
12.5.2. Phạt tiền (Điều 99) Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người đủ từ 16 tuổi đến 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Mức phạt tiền đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai mức phạt tiền mà điều luật quy định. Chú ý: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và người không có thu nhập, không có tài sản riêng từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì không được áp dụng hình phạt tiền. Sở dĩ điều luật quy định như trên vì theo Luật lao động thì người đủ 15 tuổi trở lên đã có quyền lao động và có thu nhập. 12.5.3. Cải tạo không giam giữ (Điều 100) – So với Điều 73 BLHS năm 1999 quy định về hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên, thì Điều 100 BLHS năm 2105 có những sửa đổi cơ bản sau đây: Một là: Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với: + Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý. + Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý. Hai là: Có sự phân chia rõ ràng về chính sách hình sự với các lứa tuổi. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đến tội rất nghiêm trọng do cố ý, còn người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì chỉ được áp dụng hình phạt này nếu phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý. – Không khấu trừ thu nhập đối với người dưới 18 tuổi và thời hạn cải tạo không giam giữ không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định là những quy định không sửa đổi trong chế tài của điều luạt này. 12.5.4. Tù có thời hạn (Điều 101) “Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:
Về cơ bản, quy định về tù có thời hạn đối với người phạm tội dưới 18 tuổi được kế thừa quy định của Điều 74 BLHS năm 1999, chỉ sửa đổi về kỹ thuật, không sửa đổi gì về nội dung. Trong quá trình xây dựng điều luật này, cũng có nhiều ý kiến đề nghị nâng mức hình phạt của người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi họ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Về nguyên tắc thì người dưới 18 tuổi dù phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thế nào thì cũng không được áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình (Khoản 5 Điều 91 và Điều 98 BLHS năm 2015). Nếu có nâng mức hình phạt thì cũng chỉ thêm 02 năm, tức là nâng đến mức tối đa của hình phạt tù có thời hạn là 20 năm tù và cũng không giải quyết được gì. Vì vậy, giữ nguyên quy đinh này là hợp lý và bảo đảm được chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. 12.6. Quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn giảm hình phạt, xóa án tích 12.6.1. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt. ( Điều 102). Đây là một điều luật mới đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. “1. Tòa án quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi trong trường hợp chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 57 của Bộ luật này.
Khi áp dụng quy định này cần chú ý một số vấn đề sau đây: Một là: Chú ý khoản 3 Điều 14 “Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.” Cụ thể là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu chuẩn bị phạm tội giết người, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác, cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. (04 tội). Hai là: Mức hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội được quy định trong từng tội phạm cụ thể. Do đó, khi áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi để áp dụng cho chính xác. Ví dụ: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị giết người thì mức hình phạt tối đa được áp dụng với họ là 1/3 của mức hình phạt quy định tại Điều 123 (tội giết người) trong trường hợp chuẩn bị phạm tội là từ 01 năm đến 05 năm. Còn đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chuẩn bị giết người thì mức hình phạt tối đa được áp dụng với họ là 1/2 của từ 01 năm đến 05 năm. Ba là: Phải chú ý đến các quy định tại Điều 100 và 101 khi áp dụng hình phạt đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt. Mức hình phạt cao nhất đối với trường hợp này lại phải căn cứ vào mức hình phạt tối đa quy định đối với từng loại hình phạt. Ví dụ: Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt, nếu Tòa án phạt cải tạo không giam giữ ( Điều 100) thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là 1/3 của 1/2 của thời hạn cải tạo không giam giữ mà điều luật quy định. Còn mức hình phạt này đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi tối đa là 1/2 của 1/2 thời hạn cải tạo không giam giữ, phạt tiền hoặc 1/2 của 18 năm tù hoặc 3/4 mức hình phạt mà điều luật quy định. Quy định của điều luật này tương đối phức tạp, đòi hỏi khi áp dụng các Thẩm phán phải nghiên cứu kỹ các điều luật liên quan để áp dụng chính xác trong từng trường hợp cụ thể vì rất dễ nhầm lẫn. 12.6.2. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội (Điều 103) “1. Khi xét xử cùng một lần người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này. Nếu hình phạt chung là cải tạo không giam giữ, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 03 năm. Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội và 12 năm đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội.
Về cơ bản, điều luật kế thừa quy định về tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội của Điều 75 BLHS năm 1999, nhưng đã sửa đổi theo hướng cụ thể hơn đối với các trường hợp phạm tội trước hoặc sau khi người phạm tội đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và dưới 18 tuổi với từ đủ 18 tuổi trở lên, cũng như quy định cụ thể hơn về mức hình phạt được áp dụng trong từng trường hợp cụ thể đó. 12.6.3. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án (Điều 104) “Việc tổng hợp các hình phạt trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội phạm trước hoặc sau khi có bản án này được thực hiện theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Bộ luật này. Hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 103 của Bộ luật này.” Đây là một quy định mới bổ sung trong BLHS năm 2015 để giải quyết vướng mắc trong thực tiễn áp dụng BLHS năm 1999. Trong thực tiễn áp dụng , các Tòa án vẫn tổng hợp hình phạt đối với trường hợp người dưới 18 tuổi bị xét xử bằng nhiều bản án và phải căn cứ vào quy định về tổng hợp hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, các trường hợp cụ thể về mức hình phạt đối với từng độ tuổi để tổng hợp hình phạt chung. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi hơn, có căn cứ hơn trong áp dụng pháp luật khi tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. 12.6.4. Giảm mức hình phạt đã tuyên (Điều 105) Về cơ bản, tinh thần của Điều 76 BLHS năm 1999 được giữ nguyên, không có sửa đổi, bổ sung về nôi dung của điều luật. Điều luật chỉ sửa cụm từ “ người chưa thành niên” thành “người dưới 18 tuổi”. 12.6.5. Tha tù trước thời hạn có điều kiện (Điều 106) “1. Người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù, nếu không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 66 của Bộ luật này có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện sau đây:
Việc tha tù trước thời hạn có điều kiện được thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 66 của Bộ luật này. Như vậy, các điều kiện để được tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người dưới 18 tuổi tương đối nhẹ nhàng hơn, rộng mở hơn so với các điều kiện đối với người từ trên 18 tuổi trở lên. Chẳng hạn đối với người dưới 18 tuổi thì không cần các điều kiện đã được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, đã chấp hành xong án phí và các nghĩa vụ bồi thường dân sự, thời gian đã chấp hành hình phạt là một phần ba. 12.6.6. Xóa án tích (Điều 107) Quy định về xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi bị kết án có những sửa đổi, bổ sung cơ bản sau đây: Một là: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi dù bị xử phạt về tội gì cũng không được coi là có án tích. Hai là: Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý cũng không được coi là án tích. Ba là: Người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương XII “ Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội (trường hợp áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng) cũng không được coi là có án tích. Bốn là: Thời hạn đương nhiên được xóa án tích đối với người bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là 03 năm tính từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới. Đây là quy định nhằm rút ngắn hơn thời hạn xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi bị kết án. (Điều 77 BLHS năm 1999 quy định là 1/2 thời hạn quy định tại Điều 64, tức là 1/2 của 05 năm đối với trường hợp bị phạt tù đến 15 năm và 1/2 của 07 năm đối với trường hợp bị phạt tù trên 15 năm). Nguyễn Quang Lộc – Thành viên Tổ chuyên gia xây dựng BLHS năm 2015 – Theo website: toaan.gov.vn |
.