11:08:27 2017-01-03
Nhằm góp phần giảm bớt thời gian, công sức của cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã rút ngắn thời hạn mà bị đơn có quyền yêu cầu phản tố.
Phản tố có thể được hiểu là việc bị đơn khởi kiện lại nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Mục đích của yêu cầu phản tố là để bù trừ nghĩa vụ, khấu trừ nghĩa vụ hoặc loại trừ một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Khoản 3 Điều 200 BLTTDS năm 2004 về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn quy định: Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
Về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn, khoản 3 Điều 200 BLTTDS năm 2015 quy định: Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Như vậy, so với quy định của Bộ luật cũ, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã rút ngắn thời hạn mà bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố, nhằm tạo sự chủ động cho Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án./
Tải văn bản pháp luật tại đây:
Bộ luật tố tung dân sự_92_2015_QH13_296861
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH HỮU NGHỊ
Số 38 Kim Mã Thượng, Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Điện thoại yêu cầu dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp, gọi: 0945 865 586
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: luatsuhuunghi@gmail.com
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./. .