Người chiếm hữu ngay tình cần phải chứng minh vấn đề gì?

08:20:39  2016-11-08

Tại Điều 189 Bộ luật Dân sự năm 2005 về chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình quy định: Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật.

Điều 180 Bộ luật Dân sự năm 2015 về chiếm hữu ngay tình quy định: Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

Như vậy, theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, người chiếm hữu phải chứng minh mình không biết và không thể biết việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật thì mới được xem là chiếm hữu ngay tình; căn cứ để cho rằng họ chiếm hữu ngay tình mang tính chất khách quan.

Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2015 lại yêu cầu người chiếm hữu ngay tình chứng minh mình có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu; căn cứ để cho rằng họ chiếm hữu ngay tình mang tính chủ quan (việc chứng minh của người chiếm hữu và sự đánh giá của chủ thể áp dụng pháp luật).

Việc Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định như trên có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền lợi của người đang chiếm hữu tài sản./.

Tải văn bản tại đây: bo-luat-dan-su-2015

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH HỮU NGHỊ

Số 38 Kim Mã Thượng, Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Điện thoại yêu cầu dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp, gọi: 0945 865 586

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:  luatsuhuunghi@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./. .

Sản Phẩm Liên Quan